Những lời nói dối tồi tệ cần tránh khi viết CV xin việc

Lấy thành tích của cả một nhóm đưa vào CV và biến nó trở thành thành tích của cá nhân là một sai lầm phổ biến, Evers nói.”Đôi khi, cần phải có sự hợp lực

Bạn thực sự đang rất cần việc làm, bạn rải hồ sơ nhiều nơi nhưng đều không “lọt mắt” nhà tuyển dụng vì hồ sơ chưa có những điểm nổi bật. Bạn bắt đầu nghĩ đến việc nói dối trong CV để vừa mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, theo Kevin M.Rosenberg, thành viên ban quản lý của hãng Bridgegate, đừng bao giờ xuyên tạc về bản thân vì nếu bạn có được công việc dựa vào những lời thiếu trung thực ấy, bạn có thể bị sa thải ngay sau khi mọi việc lộ ra ánh sáng, chưa kể uy tín của bạn càng bị giảm sút đáng kể.

Thực tế, nhà tuyển dụng thường không thể biết bạn là ai cho tới khi đọc CV của bạn, bạn viết thế nào họ biết về bạn thế ấy. Nhưng, nếu nghĩ rằng bạn có thể “qua mặt” được họ bằng những từ ngữ bóng bẩy trong CV hay bằng sự giao tiếp khôn khéo thì thật là ngốc nghếch. Nhà tuyển dụng, tiếp xúc với nhiều kiểu ứng viên khác nhau, họ cũng từng có thời gian là nhân viên trước khi làm sếp nên kinh nghiệm, sự từng trải cũng sẽ cho phép họ nhận biết đâu là một ứng viên thật sự.

Đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng
Hơn nữa, Rosenberg cho rằng, hầu hết các công ty đều tiến hành kiểm tra lý lịch, trình độ học vấn và xác nhận việc làm trong quá khứ của các nhân viên, nguy cơ nói dối bị bại lộ chỉ là chuyện một sớm một chiều. Vì thế, tốt nhất là hãy trung thực, đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng.

Sau đây là những lời nói dối tồi tệ thường có CV mà bạn nên tránh:

1
Thổi phồng về chức danh

Mọi người thường tô điểm thêm các chức danh công việc trước đây với mong muốn có được mức đãi ngộ cao hơn, tuy nhiên sự tô điểm quá xa thực tế nhiều khi lại phản tác dụng, Rosenberg nói. Nếu bạn nộp hồ sơ cho một vị trí quản lý cấp cao trong khi tuyên bố giám đốc là vị trí trước đây của mình, các nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn đang thừa năng lực cho vị trí đó.

Thay vì mô tả một cách thái quá chức danh công việc, bạn nên nói kỹ hơn về trách nhiệm công việc ở mức cao bạn từng đảm nhận trong quá khứ. Nếu cứ thổi phồng chức danh, một khi bộ phận nhân sự kiểm tra lại thông tin, bạn sẽ trở thành kẻ nói dối chuyên nghiệp và không dễ gì lấy lại được niềm tin của các nhà tuyển dụng.

2
Khoác lác về kỹ năng

Trong thị trường lao động đầy cạnh tranh, bạn có thể muốn phóng đại năng lực chuyên môn hoặc kiến thức về lĩnh vực bạn đang tìm việc. Tuy nhiên, theo Cathy Evers, giám đốc nhân sự của Centrinex, một công ty cung cấp giải pháp về Call Center, đó không phải là một ý tưởng hay. Bà cho biết, người sử dụng lao động mong đợi một ứng viên có thể làm việc như những gì thể hiện trong CV, chứ không phải cứ đánh bóng CV mà kỹ năng thực ế lại thấp hơn. Nếu bạn may mắn có được công việc, bạn cũng dễ thất bại khi công ty nhận ra kỹ năng thực sự của bạn không đúng như bạn đã nêu.

3
Phóng đại trình độ giáo dục

Hãy trung thực với những bằng cấp bạn đã đạt được. Nói đến trình độ giáo dục nghĩa là nhắc đến những gì bạn đã hoàn thành, được cấp bằng, chứng chỉ đầy đủ chứ không phải thời gian bạn đã tham gia vào khóa học. Bạn không nên liệt kê những khóa học bạn đã đăng ký mà không thực sự có được những kiến thức cần thiết hay thậm chí là mua bán bằng cấp để làm đẹp hồ sơ. Nhà tuyển dụng chẳng khó khăn gì để kiểm tra trình độ giáo dục của bạn, vì thế, việc tâng bốc bằng cấp, trình độ của bản thân chỉ khiến họ mất cảm tình với bạn mà thôi.

4
“Ăn cắp” thành tích của cả nhóm

Lấy thành tích của cả một nhóm đưa vào CV và biến nó trở thành thành tích của cá nhân là một sai lầm phổ biến, Evers nói.”Đôi khi, cần phải có sự hợp lực của một tập thể mới đạt được mục tiêu mà cá nhân tuyên bố là đóng góp của mình họ”. Nếu sự thật phơi bày ra ánh sáng, bạn có thể bị cách chức trong vai trò mới.

Một lý do khác khiến bạn không nên chiếm thành tích teamwork về cho bản thân bởi nhiều nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn phối hợp với các nhân viên khác trong công việc, khả năng làm việc theo nhóm của bạn tới đâu nếu họ cần tìm những người biết dẫn dắt, truyền cảm hứng làm việc cho một nhóm. Hơn nữa, kể lể nhiều thành tích cá nhân khiến họ có cảm giác bạn là người ích kỷ, không biết kết hợp sức mạnh tập thể. Trong trường hợp này, bạn nên trung thực bằng cách thay thế từ “tôi” bằng “chúng tôi”, và chỉ ra khả năng phối hợp công việc bạn đã có.

5
Khai man tuổi tác

Một số ứng cử viên sẵn sàng bớt đi 10 năm kinh nghiệm để tránh bị xem là quá già trong khi một số khác lại tính thêm đến từng ngày bởi vì họ sợ bị coi là quá trẻ. Điều này chẳng giúp bạn giải quyết được vấn đề gì bởi người xuất hiện trực tiếp trong buổi phỏng vấn không ai khác là chính bạn. Các công ty hiện nay thường không mấy chú ý đến tuổi tác, lại càng không có sự phân biệt đối xử dựa vào độ tuổi, họ chỉ cần chọn những ứng viên tốt nhất, đem lại hiệu quả cao cho công ty. Bởi vậy, nếu bạn nói dối về tuổi tác, dù là để mình trẻ hơn hay già đi một chút, nhà tuyển dụng cũng cảm thấy khó chịu khi họ biết bị bạn cho “ăn quả lừa”. Nếu bạn có khả năng, phù hợp với vị trí tuyển dụng, không cần khai gian tuổi tác, bạn vẫn được nhà tuyển dụng để ý.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *