Bí kíp để đuổi khéo nhân viên cấp dưới

Nhân viên bị bắt nạt mà sếp không nói năng gì, làm lơ đi sẽ khiến họ chán nản và tìm môi trường mới

Cắt giảm lương
Nếu như nhân viên của bạn không có hợp đồng rằng buộc thì việc cắt giảm lương là hoàn toàn hợp pháp, miễn là công ty có thông báo trước bằng văn bản. Bạn có thể đưa ra một con số cho cả một giai đoạn dài bằng văn bản thông báo trước 1 hoặc 2 tháng chứ đừng đột ngột nói lương của nhân viên A, B sẽ giảm bắt đầu từ tháng này.

Cắt giảm tiền lương cho nhân viên là việc làm mạnh tay nhất


Trừ nghỉ phép mọi lúc
Nếu như nhân viên của bạn muốn đuổi không hoàn thành tốt công việc được giao, hoặc vì quá bận việc riêng mà không chú tâm vào công việc hãy hãy thực hiện nghiêm ngặt chính sách trừ nghỉ phép của công ty.

Có thể là họ xin phép làm việc ở nhà, hãy viện một số lý do không nhìn thấy kết quả từ lúc anh ta làm việc ở nhà đó, hoặc có thể là trừ những ngày nghỉ đó vào những ngày nghỉ phép năm theo quy định anh ta được hưởng. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy công ty khắt khe, ngột ngạt và tìm đến những công ty khác để có một môi trường làm việc thoải mái hơn.

Nghiêm khắc và soi lỗi
Việc thỉnh thoảng ghé thăm chỗ làm việc của anh ta để soi ra những điều chưa đúng như làm chuyện riêng, chat chit riêng, ăn quà vặt, tán gẫu, làm việc bên ngoài công ty khác trong giờ làm việc chính đồng thời nghiêm giọng hơi “anh đang làm gì thế?” Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy như bạn không tin tưởng vào khả năng của anh ta hoặc chỉ ngồi chơi không làm việc. Bất cứ nhân viên nào cũng cảm thấy chán ngấy và tìm cơ hội khác ở môi trường mới ngay.

Nghiêm khắc bắt lỗi của nhân viên khiến họ cảm thấy không thoải mái

Đưa ra hướng dẫn, yêu cầu trái ngược
Cách làm này đôi khi còn hiệu quả hơn cả việc nghiêm khắc và săm soi lỗi. Hãy yêu cầu họ một vài điều hơi trái với quy tắc và công việc hiện tại của công ty hoặc yêu cầu những công việc mà họ không phụ trách hoặc làm yếu mảng đó.

Nếu như họ chưa hoàn thành hoặc hoàn thành không đạt hiệu quả thì hãy yêu cầu làm lại. Việc đưa ra những hướng dẫn, yêu cầu trái ngược sẽ khiến họ bận rộn, vất vả hơn. Nếu như việc này xảy ra liên tục với tần suất dày sẽ khiến họ cảm thấy môi trường quá khắc nghiệt và chán nản với công ty.

Đối xử thiên vị hoặc làm lơ khi nhân viên đó bị bắt nạt
Trong môi trường công sở sẽ có những ganh ghét đố kị, có những đấu đá ngầm có những người ỷ mạnh áp bức yếu, có những người bị bắt nạt. Những lúc như thế này, việc sếp đứng ra siết chặt kỉ cương cùng với những quy định của công ty là việc làm cần thiết.

Làm thế nào để đuổi khéo nhân viên cấp dưới4

Nhân viên bị bắt nạt mà sếp không nói năng gì, làm lơ đi sẽ khiến họ chán nản và tìm môi trường mới

Tuy nhiên, nếu người bắt nạt đó lại đúng vào người bạn muốn cho nghỉ việc thì hãy làm lơ coi như không biết hoặc đối xử tốt hơn với những nhân viên khác còn nhân viên đó thì mặc kệ họ.

Việc làm này sẽ khiến cho việc họ cảm thấy không được tôn trọng và sẽ có cảm giác như mình bị bỏ rơi ở môi trường này.

Yêu cầu làm việc không phải lĩnh vực chuyên môn
Một vài điều có thể thực hiện khiến cho nhân viên của mình chán công ty hơn và tìm đến những công ty khác để làm là quản lý tài khoản mạng xã hội cá nhân như facebook, skype hoặc Twitter. Gọi ngay cho nhân viên đó vào nếu như bạn cảm thấy chướng tai gai mắt khi đăng một số hình ảnh của công ty.

Việc đào tạo chéo, yêu cầu họ làm những việc không phải chuyên môn của mình sẽ khiến cho họ cảm thấy mình bị cảm thấy không được trọng dụng đúng theo năng lực, khiến họ cảm thấy bí bách và tìm đến một công việc khác. Hãy đảm bảo rằng nhân viên đó biết bạn nghĩ rằng họ sẽ thất bại vì họ không có năng lực. Chỉ trích vì những điều như trên thôi cũng là một cách có thể đuổi khéo họ ra khỏi công ty.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *