Những sai lầm của sếp khiến nhân viên bỏ việc sớm hơn

Thay vì đặt những mục tiêu quá xa xôi như trên trời thì hãy nhìn tổng quát khả năng của nhân viên và tiềm lực công ty cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu

Nhiều lãnh đạo thường có xu hướng đổ lỗi cho nhân viên của mình khi có vấn đề xảy ra hoặc thậm chí là đuổi việc. Nhưng nhiều người không biết vấn đề then chốt ở đây là nhân viên chỉ rời bỏ lãnh đạo mà thôi.

Theo tờ Entrepreneur vừa đăng một nghiên cứu có chỉ ra rằng, nếu những sai lầm mấu chốt dưới đây được giải quyết, sếp thay đổi phương thức ứng xử với nhân viên thì có thể nhân viên sẽ gắn bó lâu dài hơn.


Bắt nhân viên làm việc quá sức
Việc bắt nhân viên của mình làm quá sức của mình là một cách thiêu đốt những nhân viên giỏi và những ý tưởng tuyệt vời của nhân viên. Có thể nhiều người nhìn ra được cái lợi trước mắt là có thêm những hiệu quả mang tính thặng dư cho công việc của mình, tuy nhiên về lâu về dài điều này sẽ khiến họ mệt mỏi, chán nản và coi công việc của mình là một gánh nặng khiến họ muốn vứt bỏ.

Việc bắt nhân viên làm quá giờ mà không có chế độ là điều cần phải xem xét

Một nghiên cứu mới từ Đại học Stanford chỉ ra rằng năng suất làm việc của nhân viên sẽ giảm mạnh nếu làm việc quá 55 giờ một tuần mà không gây được hứng thú hay chế độ đãi ngộ nào.

Không ghi nhận và trao thưởng cho thành tích xuất sắc
Bất kỳ ai cũng muốn được người khác công nhận tài năng và thành quả của mình. Tuy nhiên nhiều lãnh đạo thường lờ đi những việc tưởng chừng nhỏ bé này khiến cho nhân viên của mình chán nản và nghĩ rằng có cố gắng nhiều thế nào đi nữa thì cũng không có gì thay đổi.

Nếu sếp ghi nhận và trao thưởng cho nhân viên khi họ có thành tích xuất sắc hoặc có cống hiến tốt cho công ty thì sẽ khiến họ làm việc hăng say hơn và cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa hơn nhiều.

Không giữ đúng cam kết
Với vị trí lãnh đạo không chỉ phải có tài trong kinh doanh, xây dựng quyên lực mà còn phải dựa vào cái tâm và uy tín của bản thân. Chỉ khi nào khiến cho nhân viên của mình tâm phục, khẩu phục thì mới có thể dẫn đầu và lãnh đạo tốt nhân viên của mình. Đây cũng chính là điều quan trọng trong vai trò quản lí, lãnh đạo.

Sếp nên giữ lời hứa, bảo trọng chữ tín đối với nhân viên của mình

Việc giữ đúng lời hứa trong công việc sẽ khiến cho nhân viên của mình cảm thấy họ đang làm việc với một vị lãnh đạo mạnh mẽ và uy tín. Lời cam kết là minh chứng cho sự tin tưởng giữa 2 bên tạo niềm tin cậy cho nhân viên của mình.

Không phát triển kỹ năng của nhân viên
Một người lãnh đạo giỏi, họ phải nhìn thấy được những tài năng của nhân viên của mình và tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ phát huy. Việc này không chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy yêu thích công việc, cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa hơn mà đặc biệt còn có thể cải thiện năng suất lao động, cống hiến những ý tưởng mới cho công ty phát triển mạnh mẽ.

Các nghiên cứu cho thấy, những người làm việc với đam mê sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy hãy tạo điều kiện để họ có thể theo đuổi niềm đam mê một cách tốt nhất.

Đặt mục tiêu như thách đố
Mục tiêu là động lực cố gắng được đặt ra để nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu sếp đặt mục tiêu như thách đố, điều này sẽ trở thành quả tạ nghìn cân treo trước đầu nhân viên của mình.

Thay vì đặt những mục tiêu quá xa xôi như trên trời thì hãy nhìn tổng quát khả năng của nhân viên và tiềm lực công ty cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường để cấp dưới của mình nỗ lực hết mình.

Sếp đặt mục tiêu quá cao mà chưa tính toán kỹ sẽ là một gánh nặng trên vai nhân viên

Một điều tích cực hơn nữa là sếp có thể giúp đỡ nhân viên của mình hết sức bằng quyền hạn của bản thân, tận dụng những mối quan hệ của bản thân để giúp đỡ nhân viên của mình hết mức. Hãy tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình để có thể làm việc hiệu quả và gắn bó với công ty như một gia đình thứ 2 của họ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *